Toán học ở trẻ mầm non – Kỹ năng thao tác bằng tay
Học toán sẽ trở nên rất thú vị khi giáo viên tích hợp những kỹ năng thao tác bằng tay (đó là những đồ vật nhỏ mà trẻ có thể dễ dàng cầm nắm và thao tác). Thao tác bằng tay giúp trẻ hình dung được các khái niệm trừu tượng liên quan đến con số. Ví dụ, khi yêu cầu trẻ đếm đến 30, bé có thể bị rối hoặc phân tâm nửa chừng. Nhưng khi bạn đưa cho bé 30 hạt nhỏ và yêu cầu bé đếm, bé sẽ có thể áp dụng phương pháp tương ứng một - một và đếm tất cả 30 hạt một cách chính xác.
Những thao tác thủ công cũng rất cần thiết trong quá trình dạy về khuôn mẫu họa tiết (một phần nội dung mà chúng tôi đề cập trong tuần trước). Hãy thử cố gắng giải thích về khuôn mẫu hoạ tiết cho trẻ mà không sử dụng những thao tác bằng tay, hỏi bé theo chuỗi "khối màu đỏ, khối màu xanh, khối màu đỏ, khối màu xanh ... tiếp theo là khối màu gì?" Dễ dàng có thể nhận ra rằng bé không ghi nhớ thứ tự các từ bạn nói mà sẽ rất khó khăn để trả lời một cách chính xác. Bằng việc trực tiếp đưa cho con các khối màu đỏ, xanh theo thứ tự và đồng thời bạn nói khi chỉ vào sự lặp lại, "khối đỏ, khối xanh, khối đỏ, khối xanh," bạn sẽ kích thích khả năng tư duy của trẻ và bé có thể trả lời bạn chuỗi hoạt tiết tiếp theo.
Học cách sắp xếp và phân loại, một khái niệm toán học quan trọng cũng rất quan trọng trong giáo dục mầm non, sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi trẻ thao tác bằng tay. Trẻ cần có cơ hội để phát triển kỹ năng lập luận logic cũng như thể hiện tư duy khác nhau (độc lập).
Ví dụ, ba đứa trẻ khác nhau có thể sắp xếp một loạt các loại nút có hình dạng, kích cỡ, màu sắc và vật liệu khác nhau theo ba cách khác nhau.
Một bạn có thể đặt tất cả nút tròn vào một nhóm và tất cả các nút có hình dạng khác vào một nhóm.
Bạn thứ hai có thể đặt tất cả các nút kim loại vào một nhóm và toàn bộ nút nhựa vào một nhóm khác.
Bạn thứ ba có thể sắp xếp các nút theo màu sắc hoặc kích thước.
Việc trẻ phân loại theo tiêu chí nào không quan trọng.
Điều quan trọng là mỗi đứa trẻ biết phân loại chính xác theo hệ thống tổ chức của mình và có thể giải thích quá trình tư duy của bé.